Đây là một từ đặc biệt phổ biến và thường được sử dụng mỗi khi thị trường tiền điện tử có biến động.
Thuật ngữ trên xuất phát từ một bài đăng trên BitcoinTalk vào năm 2013, khi một người dùng có tên là GameKyuubi, do liên tục đầu tư thua lỗ nên đã uống rất nhiều rượu và lên BitcoinTalk viết một bài giải thích vì sao giá Bitcoin đang xuống nhưng anh vẫn không chịu bán ra. Tuy nhiên, vì quá say nên anh đã viết nhầm từ "" thành "HODL".
Nhầm lẫn trên của GameKyuubi đã nhanh chóng bị đem ra làm trò cười trong cộng đồng và được lưu truyền từ đó đến bây giờ. Ngày nay, HODL được xem như một phương pháp đầu tư tiền điện tử mà chỉ chú trọng đến kết quả về dài hạn và yêu cầu các nhà đầu tư phải có tính kiên nhẫn cao độ.
"To the Moon" (lên Mặt trăng) là một cụm từ được sử dụng khi giá của một đồng tiền nào đó đang tăng nhanh vượt quá sức tưởng tượng. Và khi giá của đồng tiền đó ở trạng thái "mooning", điều này có nghĩa là nó đã đạt đỉnh và bạn nên bán đi càng sớm càng tốt trước khi nó mất giá.
Điều khiến tiền điện tử trở nên hấp dẫn đối với nhiều người chính là nó có thể mang lại rất nhiều tiền trong thời gian ngắn. "When Lambo" là viết tắt của câu "When will you buy a Lamborghini?" (khi nào thì mua được xe Lamborghini), hay nói cách khác là khi nào thành triệu phú.
Hyperbitcoinization – siêu hóa bitcoin – là cụm từ mô tả tương lai lý tưởng của tiền điện tử: Khi các đồng tiền truyền thống trở nên mất giá và bị thay thế bởi bitcoin và các đồng tiền điện tử khác.
Theo The Merkle, Obsessive Cryptocurrency Disorder – Rối loạn ám ảnh tiền điện tử - là một trạng thái tâm lý phát triển theo thời gian của những người sở hữu tiền điện tử. Họ trở nên ám ảnh, liên tục theo dõi sự lên xuống của thị trường cả ngày lẫn đêm và "mất ăn mất ngủ".
"Fear" (nỗi sợ hãi), "uncertainty" (sự không chắc chắn) và "doubt" (hoài nghi) tạo thành từ FUD, dùng để ám chỉ mọi thứ, từ các bài báo mang tính tiêu cực cho tới các bài blog, tweet, Facebook có thể khiến các nhà đầu tư mới "chùn chân" khi chuẩn bị bước vào thế giới tiền điện tử.
Khi một HODLer bị mỉa mai vì "mãi vẫn chưa giàu" tức là họ đang bị "bitshaming". Vụ việc của diễn giả nổi tiếng trong cộng đồng bitcoin Andreas Antonopoulos chính là ví dụ điển hình nhất. Sau nhiều năm gắn bó với bitcoin và là người thường xuyên đưa ra các lời khuyên đầu tư, ông đã tiết lộ vào hồi tháng 12 vừa qua rằng mình thực ra không phải là một triệu phú bitcoin, khi ông đã bán số tiền của mình để thanh toán tiền nhà và hóa đơn. Ông đã bị mỉa mai bởi Roger Ver – người được coi là "Bitcoin Jesus" trong cộng đồng bitcoin – vì đã không đủ kiên nhẫn và giữ lấy số tiền điện tử của mình.
Nocoiner là một người không sở hữu bitcoin hay bất kỳ đồng tiền điện tử nào, nhưng lại thường chế giễu, nhạo báng tiền điện tử nói chung, cảm thấy "hả hê" khi thị trường lao dốc và giới đầu tư hỗn loạn.
Bitcoin maximalist là những người tin rằng bitcoin, chứ không phải bất kỳ đồng tiền nào khác, sẽ thống trị cả thế giới, và hyperbitcoinization chính là tương lai mà họ hằng mong muốn.
Altcoin là cụm từ chỉ những đồng tiền điện tử không phải bitcoin. Do bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên, tất cả những đồng tiền còn lại đều là altcoin. Có thể kể đến một số altcoin nổi tiếng như ethereum, litecoin và XRP.
Có nguồn gốc là từ "wrecked" (bị phá hủy), rekt là từ được dùng khi một nhà đầu tư có quyết định sai lầm dẫn đến thua lỗ, chẳng hạn như bán hết bitcoin trước khi nó tăng vọt về giá trị.
"Do your own research" (hãy tự mình nghiên cứu đi) là một lời khuyên thường được trao cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm: bạn nên tự suy nghĩ và đưa ra kết luận của chính mình, thay vì nghe theo lời đám đông.
Whale, hay cá voi (Việt Nam thường dùng cụm từ cá mập nhiều hơn) chỉ những tay chơi lớn nhất trong thị trường. Những người này sở hữu một lượng lớn tiền điện tử, và khi họ bán ra hay mua vào, tầm ảnh hưởng mà những cá voi gây ra có thể khiến cả thị trường phải thay đổi theo.
Cụm từ này được cộng đồng tiền điện tử vay mượn từ phố Wall.
Trên thị trường chứng khoán, nó mô tả việc một nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của một công ty quá lâu và cuối cùng thua lỗ nghiêm trọng khi giá cổ phiếu đó sụt giảm. Trong thế giới tiền điện tử, từ này cũng có ý nghĩa tương tự: nếu bạn sở hữu quá nhiều altcoin và giữ chúng quá lâu, giá trị của chúng có thể xuống mức 0, và những gì còn lại chỉ là một khối "tài sản" vô giá trị.
" alt=""/>Những “từ lóng” tiền điện tử bạn cần biết để trở thành “chuyên gia” trong mắt bạn bèThông báo xuất hiện chỉ sau vài ngày khi Verizon hoàn tất quá trình mua lại toàn bộ Yahoo. Verizon – công ty con của AOL – sẽ sáp nhập với Yahoo và hoạt động như một công ty truyền thông có tên Oath.
Oath sẽ mở rộng một số danh mục ngành dọc của Yahoo, như HuffPost, Tumblr, và TechCrunch. Cựu CEO của AOL, Tim Armstrong, sẽ đảm nhận vị trí lãnh đạo của Oath.
Với việc CEO của Yahoo Marissa Mayer từ chức, công ty lừng danh một thời đang tung ra các sản phẩm liên quan đến eSports để tập trung phát triển thương hiệu Yahoo Sports và “phù hợp với chiến lược mới của công ty”, Gafford nói trong bản thông cáo báo chí.
“Như thường lệ, đã có nhiều hoài nghi khi một công ty lớn bước vào môi trường eSports”, Gafford bổ sung. “Các bạn đã thách thức chúng tôi tạo ra các video và bài viết chính thức từ những gương mặt cùng tên tuổi quen thuộc. Với sự giúp sức từ những đội tuyển, tuyển thủ, giải đấu và nhà phát hành, chúng tôi đã cố gắng cung cấp cho các bạn nội dung hấp dẫn, giải trí và nhiều thông tin.”
Yahoo công bố “lấn sân” vào mảng eSports vào tháng 01/2016 và mở rộng nội dung bao quát nhiều tựa game như Counter-Strike: Global Offensive, League of Legends, Dota 2, Street Fighter,…Việc đóng cửa chuyên trang eSports gây ngạc nhiên cho nhiều người trong ngành, đặc biệt khi Oath đang nỗ lực để gây dựng bản thân trở thành một hãng truyền thông nội dung số hàng đầu.
None(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Yahoo “khai tử” chuyên trang eSportsMicrosoft không phải một công ty khép kín như Apple, từ lâu họ đã tiếp cận với các nhà phát triển với tinh thần cởi mở. Sự thống trị của Windows có được nhờ một phần rất lớn từ các nhà phát triển bên thứ ba. Sự đa dạng về ứng dụng đã giúp củng cố vị trí thống trị của Windows, một hệ điều hành có thể đáp ứng được cho tất cả mọi người.
Trong những năm gần đây, Microsoft đã tăng gấp đôi các dự án mã nguồn mở của mình. Năm 2018 đã chứng kiến sự ra mắt của nền tảng mã nguồn mở Azure IoT Edge và mối quan hệ hợp tác giữa Microsoft và Github, giúp nền tảng dành cho nhà phát triển lớn nhất thế giới có thêm nhiều những tính năng của Azure. Hãng đã tỏ ra quan tâm tới mã nguồn mở từ khá lâu, khi tại Build 2017, Linux đã được đưa lên Microsoft Store, và tại Build 2016, người dùng có thể thực thi mã lệnh Linux ngay trên Windows.
Ubuntu trên Windows Store
Những điều trên có vẻ không có nghĩa gì nếu bạn không phải là một nhà phát triển. Nhưng nếu có, thì điều đó có nghĩa là các nền tảng và dịch vụ của Microsoft sẽ trở nên dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn, bạn sẽ có nhiều thông tin chi tiết về cách thức hoạt động hơn, từ đó giúp bạn thiết kế ra những phần mềm tối ưu cho Microsoft. Trong thời kỳ của CEO mới, Satya Nadella, Microsoft đã đẩy mạnh các dự án mã nguồn mở, và thực tế đang diễn ra như vậy, đây sẽ là tương lai của Microsoft.
Điều này lại đang ngược lại hoàn toàn với Facebook. Vốn là một công ty cũng rất cởi mở với các nhà phát triển, nhưng sau vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica, họ bắt đầu thay đổi chính sách của mình. Tại hội nghị F8, Facebook cho biết họ sẽ thắt chặt các chính sách của mình với các nhà phát triển, nghĩa là sẽ không còn cởi mở như trước nữa, và điều này sẽ đặt ra rất nhiều thách thức cho Facebook. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các nhà phát triển? Làm cách nào để bảo vệ người tiêu dùng nhưng cũng bảo đảm quyền lợi của các đối tác? Không ai biết được Facebook sẽ làm thế nào.
Đó là lý do tại sao trong một cuộc thăm dò gần đây, Facebook là công ty công nghệ có độ tin cậy thấp nhất hiện nay, trong khi đó Microsoft đứng thứ ba.
Tính rõ ràng, sự minh bạch là một phần trong nỗ lực đi lên của Microsort, nhưng đó không phải là tất cả. Công ty cũng thu được những lợi ích lớn nhờ vào các chương trình đóng góp cho cộng đồng của mình. Điều đó vẫn tiếp tục tại Build 2018, với việc công bố chương trình "AI dành cho người khuyết tật" cùng khoản đầu tư 25 triệu USD. Đó chỉ là một trong danh sách dài các chương trình như vậy của Microsoft. Năm ngoái, Microsoft cũng đã tài trợ cho Project Emma, dự án thiết kế chiếc vòng đeo tay giúp các bệnh nhân bị bệnh Parkinson có thể viết, vẽ trở lại.
Project Emma
Ngoài số lượng lớn các công việc đóng góp cho xã hội, Microsoft còn mang đến một cái nhìn mới lạ hơn. Chắc chắn Project Loon của Google nhằm mang internet đến những vùng xa xôi, thảm họa, hay như tính năng Kiểm tra an toàn của Facebook thực sự giúp đỡ rất nhiều người. Tuy nhiên, họ chỉ phục vụ bạn như là một người tiêu dùng, bởi vì bạn mang lại giá trị cho họ.
Còn Microsoft thì khác, họ không coi bạn là một sản phẩm của các chương trình của họ. Trên thực tế, những công nghệ mà Microsoft phát triển cũng như tài trợ, đều nhắm đến những tổ chức lớn, các tập đoàn, chính phủ và tổ chức từ thiện chứ không hướng đến người dân cụ thể. Do đó các dự án của họ có chất lượng cao hơn.
Có một phần quan trọng trong mảnh ghép Microsoft – có lẽ là phần quan trọng nhất. Đó không phải là những gì mà Satya Nadella hay bất kỳ ai khác tại Build 2018 nói, mà là những gì họ không nói.
Microsoft không hề xin lỗi ai cả.
Bởi vì họ không có lỗi gì để mà phải xin lỗi cả. Không có công ty nào là hoàn hảo, nhưng Microsoft hầu như không có bất kỳ scandal nào nghiêm trọng trong những năm gần đây. Họ cung cấp một loạt các công cụ giúp bạn quản lý được dữ liệu cá nhân của bạn, họ tăng cường bảo mật cho Windows, tích cực theo đuổi các vụ kiện chống lại chính phủ để bảo về quyền riêng tư của bạn.
Đó có thể coi là một thành công của Microsoft, ít nhất là khi so sánh với những công ty công nghệ khác. Đó là điều mà Apple từ lâu đã hiểu, còn Facebook và Google vẫn chưa hoàn thiện được. Chính hành động, chứ không phải những lời nói để làm người khác tin tưởng – và Microsoft thực sự đã hành động, họ đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của họ so với những thập niên trước.
" alt=""/>Từ một đế chế độc ác, Microsoft đã trở thành hình mẫu lý tưởng như thế nào?